ĐAU CỔ VAI GÁY

Ngày đăng: 10/04/2024 08:40 AM

    ĐAU CỔ VAI GÁY

    Đau cổ vai gáy là nỗi phiền toái đối với nhiều người khi ảnh hưởng rất lớn để khả năng vận động, tâm lý và sinh hoạt hàng ngày. Tình trạng này xảy ra rất phổ biến, xuất phát từ nhiều nhóm nguyên nhân khác nhau, trong nhiều trường hợp có thể cảnh báo các dấu hiệu bệnh lý nghiêm trọng. Do đó, việc theo dõi, chẩn đoán và điều trị kịp thời là thực sự cần thiết.

    Đau cổ vai gáy là gì?

    Đau cổ vai gáy là tình trạng co cứng cơ vùng gáy, gây đau nhức, hạn chế tầm vận động khi quay cổ hoặc quay đầu. Triệu chứng đau đớn, khó chịu thường xuất hiện vào mỗi buổi sáng, có mối liên quan chặt chẽ đến hệ thống cơ xương khớp và mạch máu khu vực này.

    Triệu chứng thường gặp

    Triệu chứng đau mỏi vai gáy thường mang tính cơ học, điển hình phải kể đến gồm:

    1. Cảm giác khó chịu hoặc đau nhức nhẹ, có thể khu trú tại một điểm giữa cổ và vai hoặc lan tỏa khắp một vùng rộng hơn trên vai và/hoặc trên cổ.
    2. Cơn đau nhói có thể xuất hiện rồi biến mất, có thể lan xuống vai hoặc cánh tay, bàn tay.
    3. Cảm giác cứng vùng cổ vai gáy.
    4. Phạm vi chuyển động ở cổ và vai, khả năng quay đầu hoặc nhấc cánh tay bị hạn chế.
    5. Cảm giác đau ở cổ hoặc vai trở nên trầm trọng hơn khi ấn vào.
    6. Cảm giác ngứa ran, tê lan dần xuống vai, cánh tay và/hoặc bàn tay
    7. Trong một số trường hợp, cơn đau cổ và đau vai có thể trở nên tồi tệ hơn khi thực hiện các hoạt động nhất định, chẳng hạn như quay đầu sang một bên, chơi thể thao, ngồi, ngủ…

    Nguyên nhân đau mỏi cổ vai gáy

    Tình trạng đau cổ vai gáy xuất phát từ nhiều nhóm nguyên nhân khác nhau. Một số yếu tố điển hình phải kể đến gồm:

    1. Thoát vị đĩa đệm cổ

    Khi vòng xơ đĩa đệm cổ bị rách, lớp nhân nhầy bên trong sẽ bắt đầu rò rỉ ra ngoài, gây viêm rễ thần kinh. Nếu một đĩa đệm ở cột sống cổ dưới bị thoát vị, cơn đau ở vùng xương bả vai có thể đi kèm với đau cổ. Một số triệu chứng đi kèm thường gặp bao gồm:

    1. Ngứa ran vùng cổ vai gáy.
    2. Nóng rát vùng cổ vai gáy.
    3. Tê vùng cổ vai gáy.

    2. Thoái hóa đốt sống cổ

    Khi cột sống cổ bị thoái hóa theo tuổi tác, một hoặc nhiều lỗ liên hợp đốt sống (nơi các dây thần kinh cột sống thoát ra khỏi ống sống) có thể bị thu nhỏ. Từ đây, các dây thần kinh cột sống sẽ có nguy cơ bị thu hẹp hoặc viêm, gây ra những cơn đau khó chịu lan dần từ cổ xuống vai.

    3. Căng cơ

    Các cơ liên kết trên vùng cổ vai gáy khi bị kéo căng sẽ gây ra cảm giác cứng và đau đớn. Ngay cả khi hiện tượng căng cơ chỉ xảy ra ở một trong hai vùng, cơn đau vẫn có thể lan dần ra khu vực lân cận.

     

    4. Viêm dây thần kinh cánh tay

    Dây thần kinh cánh tay xuất phát từ vùng cổ dưới, đi qua vai và vùng lưng trên. Khi tình trạng viêm xảy ra, người bệnh sẽ có cảm giác đau nhói như điện giật. Mặc dù cơn đau do viêm này thường chỉ xuất hiện ở vai hoặc cánh tay một bên cơ thể nhưng cũng có thể lan đến cổ. Ngoài ra, một số triệu chứng đi kèm thường gặp là ngứa ran, tê, yếu vai, cánh tay, bàn tay…

     

    5. Sai tư thế

    Duy trì các tư thế sai trong một thời gian dài có thể dẫn đến hiện tượng căng cơ, gân ở vùng cổ vai gáy, chẳng hạn như:

    1. Ngủ trên gối quá cao hoặc chồng quá nhiều gối gây tình trạng đau cổ khi ngủ dậy.
    2. Ngồi trước máy tính hoặc điện thoại ở tư thế căng cổ về phía trước hoặc ngửa lên.
    3. Đột ngột giật cổ khi tập thể dục.
    4. 4. Chấn thương mô mềm

    Các cơn đau vùng cổ vai gáy có thể xuất phát từ chấn thương mô mềm. Cụ thể, đây là những tổn thương liên quan đến cơ, gân, dây chằng. Một số triệu chứng điển hình đi kèm có thể kể đến như:

    1. Cứng vùng cổ vai gáy.
    2.  Đau đầu
    3. Co thắt cơ bắp.

    Phương pháp chẩn đoán

    Đối với tình trạng đau vai gáy, bác sĩ sẽ tiến hành khám sức khỏe và xem xét tiền sử bệnh để nắm chính xác thời điểm cơn đau bắt đầu cũng như những triệu chứng cụ thể. Người bệnh có thể sẽ cần cử động vai, cổ, cánh tay để được đánh giá về phạm vi chuyển động. Ngoài ra, bác sĩ cũng thường chỉ định thêm một số xét nghiệm sau để đưa ra kết luận chính xác nhất, bao gồm: (4)

    1. Chụp X-quang: Phương pháp này sẽ cho thấy khoảng cách giữa hai xương cột sống bị thu hẹp, từ đó giúp phát hiện một số bệnh lý phổ biến như viêm khớp, trượt đĩa đệm, hẹp ống sống, gãy xương, khối u…
    2. Chụp MRI và CT: Chụp MRI là thủ thuật không xâm lấn giúp thu được hình ảnh chi tiết về các yếu tố như thần kinh, dây chằng, gân… Trong một số trường hợp, CT là phương pháp thay thế cho MRI.
    3. Điện cơ đồ (EMG): Phương pháp này thường được thực hiện để đo tốc độ dẫn truyền thần kinh, từ đó chẩn đoán các tình trạng đau cổ, vai, cánh tay hoặc hiện tượng tê, ngứa ran liên quan.
    4. Chọc dò tủy sống (nếu nghi ngờ nhiễm trùng).
    5. Xét nghiệm máu.

     

    Đau cổ vai gáy có nguy hiểm không?

    Hầu hết các trường hợp đau cổ vai gáy có thể cải thiện hiệu quả nếu được phát hiện, chẩn đoán kịp thời và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp. Tuy nhiên, tình trạng này cũng có nguy cơ dẫn đến tàn tật vĩnh viễn nếu triệu chứng kéo dài hoặc tiến triển nghiêm trọng. Ngoài ra, trong một số trường hợp, nhức mỏi cổ vai gáy dai dẳng còn có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh ung thư liên quan, điển hình như ung thư phổi.

    Do đó, ngay khi nhận thấy dấu hiệu đau nhức bất thường, người bệnh nên chủ động liên hệ sớm với bác sĩ để được điều trị kịp thời. Một số trường hợp khẩn cấp cần can thiệp y tế ngay lập tức bao gồm:

    1. Cảm giác đau vùng cổ vai gáy xuất hiện sau tai nạn giao thông, va chạm, chấn thương…
    2. Phạm vi chuyển động bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
    3. Hiện tượng đau, tê lan dần đến vùng cánh tay và chân.
    4. Xuất hiện các vấn đề bất thường liên quan đến ruột và bàng quang.
    5. Cổ bị cứng kèm triệu chứng nhức đầu dữ dội.
    6. Cơn đau không có dấu hiệu thuyên giảm, ngược lại trở nên trầm trọng hơn.
    7. Xuất hiện triệu chứng sốt.
    8. Buồn nôn.
    9. Xuất hiện khối u bất thường ở đầu hoặc cổ.

    Điều trị như thế nào?

    Tùy vào từng nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của tình trạng đau cổ vai gáy, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp, bao gồm:

    1. Thuốc: Thuốc chống viêm (Ibuprofen, Naproxen…), thuốc giảm đau (Acetaminophen), thuốc như thuốc giãn cơ, thuốc chống trầm cảm…
    2. Chườm nóng và chườm lạnh tại chỗ.
    3. Tiêm corticosteroid
    4. Phẫu thuật (thường áp dụng đối với những trường hợp có liên quan đến rễ thần kinh hoặc tủy sống).
    5. Vật lý trị liệu: được xem là giải pháp tối ưu không xâm lấn, không dùng thuốc, không phẫu thuật, được nhiều bệnh nhân lựa chọn nhất hiện nay. Với ưu điểm giảm đau vượt trội do các hiệu ứng vật lý từ máy móc trị liệu kết hợp với trị liệu cơ chuyên sâu giúp người bệnh giảm đau nhanh chóng mà không cần sử dụng thuốc hay bất kì biện pháp nào khác.

    Với đội ngũ Bác sĩ, chuyên viên giàu kinh nghiệm, phòng khám Phúc An không chỉ giúp người bệnh giảm đau mà còn dướng dẫn và đưa ra chương trình phục hồi chức năng lâu dài, ổn định tránh tái phát bệnh trong tương lai.

     

    Biện pháp phòng ngừa chứng đau cổ vai gáy

    Tình trạng đau cổ vai gáy hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa ngay từ ban đầu thông qua một số giải pháp đơn giản và hữu ích như sau:

    1. Thực hành tư thế đúng

    Các cơn đau vùng cổ vai gáy có thể được phòng ngừa hiệu quả bằng cách thực hành tư thế đúng khi ngồi, đi lại, ngủ, sử dụng điện thoại, máy tính… Dưới đây là một số động tác hữu ích giúp căn chỉnh cơ thể về tư thế đúng nhằm tránh gây căng thẳng cho cổ và vai:

    1. Bước 1: Đứng dựa vào tường, căn chỉnh vai, hông và gót chân sát vào tường.
    2. Bước 2: Di chuyển lòng bàn tay vào tường càng cao càng tốt rồi hạ xuống.
    3. Bước 3: Lặp lại động tác 10 lần, rồi di chuyển về phía trước.

    2. Tập thể dục

    Thói quen tập thể dục đều đặn sẽ giúp thư giãn vùng cổ, vai và lưng. Tuy nhiên, các bài tập cần được thực hiện theo đúng kỹ thuật để tránh kéo căng cơ, gân, dây chằng quá mức, dẫn đến nhiều vấn đề không mong muốn.

    3. Tránh các hoạt động gây căng thẳng cho vùng cổ vai gáy

    Các hoạt động lặp đi lặp lại hoặc thói quen ngồi quá lâu có thể gây căng thẳng cho vùng cổ vai gáy, dẫn đến hình thành các cơn đau nhức khó chịu. Do đó, trong mọi trường hợp, việc đứng dậy và di chuyển xung quanh sau mỗi 30 phút là thực sự cần thiết. Ngoài ra, một số giải pháp hữu ích khác bao gồm:

    1. Sử dụng ghế ngồi có chiều cao phù hợp, có khả năng hỗ trợ tốt cho vùng cổ vai gáy.
    2. Không nghe điện thoại ở tư thế kẹp giữa cổ và vai.
    3. Nghỉ giải lao thường xuyên.
    4. Không mang vác đồ nặng.

    Một số loại thực phẩm kháng viêm, giàu chất chống oxy hóa cũng giúp tình trạng này được cải thiện đáng kể.

     

    Chia sẻ:
    Bài viết khác:
    Tiktok
    Zalo
    Hotline
    google-site-verification: googlef3a398100e142756.html