Đau đầu mất ngủ là tình trạng bệnh lý khá phổ biến, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như hệ thần kinh không được nghỉ ngơi đầy đủ, mắc các bệnh lý tiềm ẩn liên quan hoặc cơ thể thiếu dưỡng chất,…
Đau đầu mất ngủ là bệnh lý có thể xảy ra ở nhiều đối tượng, trong đó người trung niên, cao tuổi chiếm đa số.
Tình trạng này thường xảy ra vào ban đêm, sau khi người bệnh ngủ tầm 1 tiếng và có thể kéo dài từ 15 phút cho tới nhiều tiếng đồng hồ sau đó khiến người bệnh khó trở lại giấc ngủ trọn vẹn. Khi đó, chứng đau đầu hoặc đau nửa đầu từng cơn đều có thể xuất hiện.
Đau đầu mất ngủ nếu diễn ra trong thời gian ngắn thì có thể không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu bệnh kéo dài sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần và thể chất của người bệnh, khiến người bệnh rơi vào trạng thái mệt mỏi, uể oải, suy nhược thần kinh,… Thậm chí, bệnh có thể còn tiềm ẩn các nguy cơ sức khoẻ nguy hiểm khác.
Đau đầu mất ngủ thường xảy ra ở nữ giới nhiều hơn nam giới
Đau đầu và các vấn đề về giấc ngủ có liên quan với nhau theo nhiều cách, tạo thành một vòng tròn luẩn quẩn. Mất ngủ sẽ gây đau đầu do thần kinh bị căng thẳng, không được nghỉ ngơi đầy đủ. Ngược lại, đau đầu sẽ khiến bạn khó ngủ hơn và sau đó lại tiếp tục dẫn đến tình trạng đau đầu.
Khi chúng ta ngủ không ngon, cơn đau đầu càng dễ trở nên trầm trọng hơn, nhất là các cơn đâu nửa đầu. Nguyên nhân là khi thiếu ngủ cơ thể sẽ sản sinh ra nhiều protein hơn làm giảm ngưỡng chịu đau của cơ thể và gây ra nhiều cơn đau mạn tính.
Có nhiều nguyên nhân gây ra đau đầu mất ngủ, trong số đó phổ biến nhất có thể kể đến các lý do dưới đây:
Đau đầu do căng thẳng là một trong những kiểu rối loạn đau đầu phổ biến hàng đầu – bên cạnh chứng đau nửa đầu.
Một nghiên cứu vào năm 2018 cho thấy mối liên kết chặt chẽ giữa đau đầu do căng thẳng với việc thiếu ngủ. Đây là mối quan hệ 2 chiều: Đau đầu có thể dẫn tới rối loạn giấc ngủ, ngược lại rối loạn giấc ngủ cũng gây kích hoạt các cơn đau đầu. Tất cả đều có liên quan tới các yếu tố tiềm ẩn về cảm xúc, căng thẳng hoặc trầm cảm.
Càng lớn tuổi, thời lượng giấc ngủ càng bị rút ngắn. Nguyên nhân là do hormone Melatonin – có công dụng giúp duy trì nhịp thức ngủ sinh học, hỗ trợ chúng ta dễ đi vào giấc ngủ tối và thức dậy vào buổi sáng – sẽ giảm dần theo tuổi tác. Đây là lý do người già thường khó ngủ.
Thay đổi thời tiết như mưa bão, nắng nóng, thay đổi độ ẩm,… cũng là lý do thường gặp có thể khiến bạn đau đầu và đi kèm ngủ không ngon giấc. Sự thay đổi về áp suất khi thay đổi thời tiết được xem là nguyên nhân tác động tới hoạt chất và điện não. Điều này kích thích tới dây thần kinh và dẫn tới đau đầu và có thể đi kèm mất ngủ.
Thiếu máu hay mất cân bằng dinh dưỡng khiến cản trở quá trình tuần hoàn máu đến não cũng là một trong những lý do phổ biến gây ra hiện tượng nhức đầu mất ngủ ở nhiều người.
Những người thường xuyên thức khuya, giờ giấc sinh hoạt, ăn uống thiếu điều độ, hay sử dụng nhiều rượu bia, chất kích thích… cũng có nguy cơ bị đau đầu và ảnh hưởng đến giấc ngủ. Các thói quen sinh hoạt thiếu khoa học có tác động không tốt đến dinh dưỡng, thần kinh, nhịp sinh học khiến cơ thể không có được một lịch trình ngủ nghỉ đúng cách.
Sinh hoạt, chung sống trong môi trường thường xuyên có tiếng ồn lớn sẽ tác động tới hệ thần kinh, làm tăng nguy cơ bị đau đầu mất ngủ. Chứng đau đầu mất ngủ càng dễ xảy ra hơn khi không gian ngủ không yên tĩnh và không tạo được cảm giác thoải mái.
Đau đầu, khó ngủ, mệt mỏi, thiếu tập trung là tác dụng phụ của một số loại thuốc như thuốc cảm cúm, thuốc chống dị ứng,… Nếu gặp phải đau đầu mất ngủ, bạn nên kiểm tra lại các loại thuốc mình đang sử dụng nếu có.
Đau đầu mất ngủ có thể là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh lý, trong đó thường thấy nhất là các bệnh mãn tính như thiếu máu não, suy nhược thần kinh, tiểu đường hay lupus ban đỏ, rối loạn tiền đình,… Ngoài ra, bệnh viêm xoang cũng có nguy cơ cao là nguyên nhân tiềm ẩn phía sau khi có tới gần 90% người mắc viêm xoang gặp phải chứng đau nửa đầu.
Đau đầu mất ngủ không đơn giản là bệnh lý thông thường mà còn có thể là biểu hiện tiềm ẩn của nhiều vấn đề sức khỏe.
Tiểu đường, thiếu máu não, lupus ban đỏ,… và nhiều bệnh mãn tính khác có biểu hiện ban đầu là nhức đầu. Nhiều người xem nhẹ và bỏ qua triệu chứng đau đầu hoặc tự cho rằng nhức đầu là do thời tiết hoặc các yếu tố khách quan khác. Vì vậy nên đồng thời không phát hiện sớm được các bệnh mãn tính liên quan.
Một trong số triệu chứng của viêm xoang là đau đầu (bao gồm cả đau nửa đầu). Việc này có khả năng kéo theo tình trạng mất ngủ. Nếu kiểm soát được viêm xoang thì vấn đề nhức đầu, khó ngủ cũng sẽ dần biến mất.
Nếu đau đầu kéo dài từ 1 tháng trở lên, đi kèm ngủ không ngon giấc, thường xuyên khó chịu thì không nên chủ quan tự điều trị tại nhà. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ u não, bạn cần kiểm tra sớm để loại trừ bệnh lý nguy hiểm này.
Đau đầu mất ngủ cũng cho thấy nguy cơ thiếu máu, thiếu dinh dưỡng. Do đó bạn cần xem lại chế độ ăn uống của mình. Nên đi kiểm tra dinh dưỡng để xem liệu mình có đang thiếu dưỡng chất nào hay không. Khi cơ thể khỏe mạnh thì mới có thể dần khắc phục tình trạng nhức đầu, ngủ không ngon giấc.
Phụ nữ là đối tượng dễ gặp đau nửa đầu, có tỷ lệ gấp 3 lần so với nam giới. Bệnh thường xảy ra ở người dưới 45 tuổi, trẻ em hay người lớn tuổi thường hiếm gặp hơn. Đau nửa đầu rất hay đi kèm chứng mất ngủ, khó ngủ.
Để điều trị bệnh đau đầu mất ngủ hiệu quả, bạn cần xác định đâu là nguyên nhân chính. Nếu bệnh bắt nguồn từ đau đầu thì cần tập trung chữa đau đầu trước, từ đó vấn đề mất ngủ cũng sẽ được cải thiện theo.
Ngược lại nếu mất ngủ gây ra đau đầu thì cần khắc phục mất ngủ trước để ngăn ngừa các cơn đau. Theo CDC – Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, một số thói quen sau sẽ giúp cải thiện giấc ngủ bao gồm:
Người bị mất ngủ và đau đầu có thể cải thiện các triệu chứng nếu biết cách bổ sung các thực phẩm phù hợp vào bữa ăn hằng ngày. Điều này không chỉ tăng cường dinh dưỡng mà còn hỗ trợ ngủ ngon giấc và giảm bớt các cơn đau.
Theo đó, một số thực phẩm cung cấp nguồn canxi, vitamin B6, melatonin, magie,… dồi dào có lợi cho giấc ngủ và não bộ mà bạn nên tăng cường dùng bao gồm: Các loại cá béo, hạnh nhân, hạt óc chó, chuối, bơ, trứng, yến mạch, trà hoa cúc, các sản phẩm từ sữa,…
Cá béo, bơ, các loại ngũ cốc,… là những thực phẩm tốt cho trí não và hỗ trợ giấc ngủ
Để tăng cường sức khỏe nói chung và ngủ ngon, hạn chế các cơn đau nói riêng thì không thể thiếu việc nghỉ ngơi kết hợp rèn luyện hằng ngày.
Chỉ cần vận động 15-30 phút mỗi ngày cũng đủ khiến cơ thể thải độc qua mồ hôi, giảm căng thẳng từ đó giúp bạn ngủ ngon và sâu giấc hơn. Ngoài ra vận động còn giúp giải phóng nhiều endorphins – loại hormone có công dụng như thuốc giảm đau tự nhiên, từ đó giúp giảm bớt tần suất cũng như mức độ của các cơn đau đầu.
Nhìn chung, hầu hết mọi người đều cần ngủ từ 7 tới 9 tiếng mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe. Ngủ ít hơn 7 tiếng được xem là ngủ ít. Nếu ngủ quá nhiều lại khiến chúng ta khó ngủ đúng giấc sau đó hoặc khó ngủ lại khi tỉnh giấc.
Tuy vậy, xét về độ tuổi, thời gian ngủ của một người sẽ thay đổi theo độ tuổi của họ. Trẻ em thường cần ngủ nhiều hơn người lớn. Dưới đây là thời lượng ngủ chi tiết được khuyến cao cho từng nhóm tuổi:
Độ tuổi |
Số giờ ngủ cần có trong ngày |
Trẻ sơ sinh – 3 tháng tuổi |
Từ 14 – 17 tiếng |
Trẻ 4 – 11 tháng tuổi |
Từ 12 – 15 tiếng |
Trẻ 1- 2 tuổi |
Từ 11 – 14 tiếng |
Trẻ 3 – 5 tuổi |
Từ 10 – 13 tiếng |
Trẻ 6 – 13 tuổi |
Từ 9 – 11 tiếng |
Trẻ 14 – 17 tuổi |
Từ 8 – 10 tiếng |
Người từ 18 – 64 tuổi |
Từ 7 – 9 tiếng mỗi đêm |
Người trên 65 tuổi |
Từ 7 – 8 tiếng mỗi đêm |
Các cơn đau đầu mất ngủ có thể giảm bớt nếu bạn có lịch trình ngủ nghỉ lành mạnh, khoa học. Để hỗ trợ ngủ dễ vào giấc, ngủ sâu giấc hơn bạn có thể áp dụng một số lời khuyên dưới đây:
Thiếu ngủ và nhức đầu có thể dẫn đến những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và khiến các chức năng khác nhau trong cơ thể khó phục hồi. Nếu cảm thấy tình trạng đau đầu mất ngủ kéo dài dai dẳng, không thuyên giảm dù đã áp dụng nhiều cách cải thiện tại nhà, bạn nên nhanh chóng đi kiểm tra sức khỏe để có thể phát hiện sớm các bệnh lý tiềm ẩn nếu có. Từ đó kịp thời điều trị đúng cách chứng đau đầu mất ngủ.
Đau đầu là một triệu chứng phổ biến nhưng lại tiềm ẩn bên trong những dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm mà bạn không ngờ đến. Cơn đau khiến bạn cực kỳ khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày. Vì vậy, muốn dứt khỏi cơn đau đầu, người bệnh cần được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và chữa trị đúng cách.
1. Đau đầu là gì?
Đau đầu là một trong những triệu chứng báo hiệu cơ thể đang gặp vấn đề. Theo khảo sát, cứ 10 người thì có 1 người bị cơn đau đầu hành hạ. Một vài người chỉ bị đau một bên đầu hoặc vùng thái dương, một số khác bị đau khắp đầu, kèm theo triệu chứng buồn nôn. Các cơn đau có thể xuất hiện đột ngột trong vài phút hoặc kéo dài nhiều ngày.
2. Các loại đau đầu thường gặp
Đau đầu mang lại cảm giác khó chịu, gây ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày. Có hơn 150 loại đau đầu nhưng 5 loại phổ biến nhất bao gồm:
2.1. Đau nửa đầu (migraine)
Đau nửa đầu xuất phát từ thần kinh mạch máu và chỉ xuất hiện ở một bên đầu. Người bệnh thường bị đau đầu dữ dội từng cơn và cảm thấy da đầu căng, rát như bị bỏng. Ngoài ra, đau nửa đầu còn có những triệu chứng như buồn nôn, ù tai, mắt mờ, nhạy cảm với ánh sáng hay tiếng ồn… Nhiều người thường nhầm lẫn đau nửa đầu với đau đầu do căng thẳng, thế nhưng đau nửa đầu lại cảnh báo nhiều dấu hiệu bệnh nghiêm trọng hơn, đặc biệt là đột quỵ não.
2.2. Đau đầu chuỗi (cụm)
Đau đầu chuỗi cũng xuất phát từ thần kinh mạch máu nhưng cơn đau tập trung theo từng cụm, chủ yếu ở nửa đầu, đau nhiều ở sau mắt rồi lan ra trán, thái dương, ngoài ra còn có thêm những dấu hiệu như đau đầu chóng mặt, buồn nôn, chảy nước mắt hay ngạt mũi… Thông thường, các cơn đau xuất hiện sau khi ngủ (khoảng 1-3 giờ) và khi thức dậy là đã thấy đau đầu. Loại đau đầu này thường xảy ra ở nam giới độ tuổi trung niên có hút thuốc, thế nhưng hiện nay tỷ lệ nữ giới bị chứng đau đầu này cũng ngày càng tăng cao.
2.3. Đau đầu dạng căng thẳng
Loại đau đầu này nguyên nhân do cơn đau thắt tại vùng da đầu và vai gáy, tập trung nhiều ở vùng trán, thái dương… và có thể thay đổi vị trí đau trong cùng một cơn đau. Những người bị chứng đau đầu dạng căng thẳng thường có vấn đề với cảm xúc như lo âu kéo dài, chủ yếu ở độ tuổi trung niên (nữ giới thường bị nhiều hơn nam giới). Đau đầu dạng căng thẳng có những biểu hiện như đau đầu âm ỉ kéo dài, có cảm giác bị bóp siết ở vùng đầu, cường độ đau tăng dần.
2.4. Đau đầu do xoang
Những người bị xoang thường có dấu hiệu đau đầu hay đau nửa đầu, ngoài ra còn có một số triệu chứng khác như sốt, sổ mũi. Nếu bạn muốn trị dứt điểm chứng đau đầu này thì cần phải chữa khỏi bệnh viêm xoang.
2.5. Đau đầu mãn tính kéo dài nhiều ngày
Đau đầu mãn tính là loại đau đầu kéo dài trên 15 ngày trong 1 tháng, thường có trong các bệnh lý kết hợp như trầm cảm, căng thẳng, rối loạn lưỡng cực, lo âu… Hơn nữa, loại đau đầu này khi chụp não sẽ không thấy sự bất thường nào và cần được điều trị kịp thời, nếu không có thể gây mất ngủ, đau dạ dày hay những triệu chứng như lo lắng, tính cách thay đổi…
2.6. Đau đầu do lạm dụng thuốc
Cơn đau xuất phát từ việc sử dụng thuốc giảm đau quá nhiều, thường khởi phát vào buổi sớm và kéo dài đến hết ngày. Đi kèm là các triệu chứng khó chịu như đau cổ, nghẹt mũi, người bồn chồn không yên… Lúc này, nhiều người sử dụng thuốc giảm đau để cải thiện nhưng khi thuốc hết hiệu lực, cơn đau có thể sẽ trở nên trầm trọng hơn.
2.7. Đau đầu do đau dây thần kinh
Đau dây thần kinh chẩm là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây đau đầu. Tình trạng này có thể là nguyên phát hoặc thứ phát do các nguyên nhân như chấn thương, bị chèn ép, nhiễm trùng, viêm.
Ngoài ra, tổn thương ở các dây thần kinh sọ, dây thần kinh sinh ba, dây thần kinh số VII phụ, dây thần kinh lưỡi – hầu… cũng là tác nhân dẫn đến cơn nhức đầu.
2.8. Đau đầu căng cơ
Khi các cơ trên vùng đầu và cổ căng ra do một số tác động như thói quen sinh hoạt sai cách sẽ gây ra các cơn đau đầu.
Cơn đau đầu do căng cơ có thể xuất phát từ hai bên đầu, đau âm ỉ hoặc tăng dần theo thời gian. Người bệnh sẽ có cảm giác thắt chặt quanh đầu, nặng ở đầu và mắt hay các cơ ở cổ và vai nhức mỏi.
2.9. Đau đầu do chấn thương sọ não
Cơn nhức đầu xảy ra do chấn thương sọ não thường xuất hiện kèm biểu hiện nôn mửa, thay đổi tri giác, động kinh, lơ mơ hay thậm chí là yếu liệt tay. Đây là một trong các loại đau đầu nguy hiểm, người bệnh cần phải đặc biệt chú ý và thăm khám kịp thời.
2.10. Đau đầu do thoái hóa đốt sống cổ
Cột sống cổ là nơi tập trung hệ thống dây thần kinh, dây chằng và các mạch máu quan trọng. Chính vì vậy, khi đốt sống cổ bị thoái hóa sẽ gây chèn ép vào dây thần kinh hay động mạch, cản trở quá trình vận chuyển máu lên não. Đây chính là nguyên nhân khiến người bệnh hay nhức đầu, hoa mắt và có nhiều biểu hiện khó chịu khác.
3. Các nguyên nhân gây đau đầu phổ biến
Nguyên nhân gây đau đầu được chia ra làm 2 loại là do bệnh lý và không do bệnh lý.
3.1. Đau đầu do bệnh lý
Nhóm bệnh lý không gây nguy hiểm
Tăng nhãn áp: Bệnh lý ở thần kinh mắt cũng gây nên tình trạng đau đầu, hơn nữa, những bệnh như rối loạn điều tiết, tăng nhãn áp… sẽ gây ra những cơn đau nửa đầu mạnh hơn và kèm theo xuất hiện các triệu chứng như đỏ mắt, giảm thị lực…
Thiếu máu: Thiếu máu lên não gây nên các cơn đau đầu dữ dội, đi kèm với các dấu hiệu như mệt mỏi, chóng mặt…
Bệnh lý mãn tính: Các bệnh như lupus ban đỏ, đái tháo đường, tăng huyết áp… đều có thể gây nên chứng đau đầu.
Nhóm bệnh lý gây nguy hiểm
Tai biến mạch máu não: Những cơn đau đầu liên tục cùng với các dấu hiệu như nôn mửa, giảm thị lực, mất thăng bằng, khả năng nói suy giảm… có thể là biểu hiện của bệnh tai biến mạch máu não và cần phải được điều trị kịp thời trước khi xảy ra những hậu quả nghiêm trọng.
Khối u não: Người có khối u não thường bị đau đầu mà không xác định được nguyên nhân, cơn đau xuất hiện nhiều về đêm và tình trạng đau ngày càng tăng dần.
Nhiễm trùng não, màng não: Bệnh này gây nên cơn đau đầu liên tục với những dấu hiệu nhiễm trùng như cứng vùng gáy, nhạy cảm với ánh sáng, tiếng động…
Bệnh lý cột sống: Các bệnh như thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, thoái hóa đốt sống cổ… hay căng cơ cổ, chèn ép dây thần kinh đều có thể gây nên chứng đau đầu và xuất hiện các cơn đau liên tục.
Một số dây thần kinh cột sống cổ có liên quan đến nhiều chứng đau đầu. Các dây thần kinh cột sống là bộ phận truyền tín hiệu cho phép giao tiếp giữa não và cơ thể thông qua tủy sống. Ở mỗi cấp độ của cột sống cổ là một tập hợp các dây thần kinh cột sống, bên trái và bên phải cột sống. Đốt sống C1, C2 và C3 có thể liên quan đến sự phát triển của chứng đau đầu do cổ vì những dây thần kinh này kích hoạt chức năng (chuyển động) và cảm giác của đầu và cổ. Chèn ép dây thần kinh có thể gây viêm và đau.
Một số dây thần kinh bị chèn ép có thể dẫn đến tình trạng đau đầu
3.2. Đau đầu không do bệnh lý
4. Đau đầu có nguy hiểm không? Khi nào nên gặp bác sĩ?
Theo như nhiều nghiên cứu, các loại đau đầu trên sau 3 tháng đều sẽ có những thay đổi về cấu trúc và gây nên tổn thương não do các gốc tự do được sản sinh liên tục trong cơ thể.
Một số trường hợp người có bệnh đau đầu sẵn, chỉ cần có những yếu tố thuận lợi như căng thẳng, chế độ ăn uống, sinh hoạt không tốt… là sẽ làm tăng các gốc tự do, dẫn đến chứng đau đầu, tổn thương thần kinh và não.
Đau đầu trong một thời gian dài khiến người bệnh có thể bị trầm cảm, rối loạn trí nhớ, thiếu sự tập trung… Những dấu hiệu này càng nặng sẽ dẫn đến các tình trạng nghiêm trọng hơn như đột quỵ não, sa sút trí tuệ, tàn tật và thậm chí là tử vong.
Chính vì vậy, bạn không nên chủ quan khi cơ thể xuất hiện các cơn đau nhức đầu. Thay vào đó, nên theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe và thăm khám kịp thời khi có những biểu hiện bất thường như:
5. Các cách xử trí tại nhà khi bị đau đầu
Với trường hợp bị đau đầu không do bệnh lý, bạn có thể khắc phục ngay tại nhà bằng một số cách dưới đây:
6. Các cách chữa đau đầu hiện nay
Những người bị đau đầu dùng thuốc gì? Đa số người bị đau đầu sẽ dùng thuốc giảm đau aspirin, acetaminophen hoặc thuốc triptan và cần có sự chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, một số người lại không tuân thủ và cứ thấy đau đầu là tự ý uống thuốc giảm đau. Thêm vào đó, việc dùng thuốc giảm đau trong một thời gian dài khiến cơ thể trở nên lệ thuộc, nếu không dùng thuốc thì sẽ bị đau đầu và như vậy dẫn đến tình trạng đau diễn ra thường xuyên hơn và mức độ đau ngày càng nặng thêm.
Nhiều bệnh nhân loay hoay trong việc tìm kiếm cách chữa lành cũng như cách giảm đau đầu hiệu quả. Các cuộc nghiên cứu đã chứng minh rằng, phương pháp nắn chỉnh cột sống rất hiệu quả trong việc điều trị các chứng đau đầu, đặc biệt là các chứng đau nhức đầu do sự căng cơ cổ.
Phòng khám Phúc An là đơn vị tiên phong trong việc chữa trị các cơn đau bằng phương pháp Trị liệu thần kinh cột sống không dùng thuốc, không phẫu thuật. Tại đây, các bác sĩ trị liệu cơ và nắn chỉnh các cấu trúc cột sống bị sai lệch, đưa cấu trúc cột sống trở về vị trí tự nhiên ban đầu nhằm giảm nhẹ áp lực lên đĩa đệm, giải phóng chèn ép dây thần kinh và cải thiện chức năng cột sống cổ, từ đó các cơn đau đầu sẽ giảm đáng kể.
Đối với các chứng nhức đầu do thoái hóa cột sống cổ gây ra, phương pháp trị liệu thần kinh cột sống sẽ được phối hợp với vật lý trị liệu để trị tận gốc nguyên nhân gây đau đầu.
Để giúp bệnh nhân giữ được hiệu quả lâu dài sau khi điều trị,các Bác Sĩ tại Phòng Khám Phúc An sẽ hướng dẫn thêm cho bệnh nhân chế độ dinh dưỡng, các tư thế đúng trong lao động và sinh hoạt, những bài thể dục và cách thức thư giãn. Chỉ cần tuân thủ đúng những lời khuyên này, bệnh nhân không còn lo sợ các cơn đau tái phát.