Hiện nay, thực trạng trẻ bị vẹo cột sống đang có xu hướng gia tăng ở nước ta do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu không phát hiện kịp thời và áp dụng cách chữa vẹo cột sống phù hợp, bệnh sẽ để lại những biến chứng nguy hiểm, gây dị dạng thân hình và rối loạn tư thế.
1. Vẹo cột sống là gì?
Vẹo cột sống hay vẹo cột sống thắt lưng là tình trạng các đốt sống bị cong sang một bên hoặc xoay phức tạp. Đó cũng là bệnh lý về cột sống phổ biến nhất ở trẻ nhỏ và vị thành niên, độ tuổi thường gặp từ 10-15. Trong đó, tỉ lệ mắc bệnh và mức độ vẹo cột sống ở các bé gái cao hơn bé trai.
Những đối tượng dễ bị vẹo cột sống gồm:
Vẹo cột sống là sự thay đổi về hình dáng hoặc cấu trúc của cột sống so với bình thường
2. Các dạng cong vẹo cột sống thường gặp
Cong vẹo cột sống được chia thành 4 dạng, bao gồm:
Vẹo cột sống do bẩm sinh: tình trạng vai nghiêng, vòng eo không đều, nghiêng đầu, hình dáng tổng thể của cơ thể nghiêng về một bên trái hoặc phải.
Vẹo cột sống thần kinh: dấu hiệu vẹo cột sống dễ nhận thấy là sự thay đổi tư thế.
Vẹo cột sống dính khớp: thường gặp các triệu chứng đau nhức hoặc cứng khớp ở lưng dưới, ngứa ran chân hoặc đau nhức chân khi đi bộ.
Vẹo cột sống triệu chứng: triệu chứng không đau nhưng có thể gây khó chịu hoặc đau khi ngồi.
3. Nguyên nhân cong vẹo cột sống
Nguyên nhân hàng đầu gây ra chứng cong vẹo cột sống là nguyên nhân tự phát ở tuổi vị thành niên (chiếm đến 85% các ca mắc bệnh). Đa số các bé trong độ tuổi đến trường đều có nguy cơ bị vẹo cột sống do phải mang cặp sách nặng làm vai bị lệch, bàn ghế ngồi học không đạt tiêu chuẩn tạo ra tư thế học tập sai. Các nguyên nhân khác bao gồm:
Cột sống bị vẹo ở trẻ nhỏ nguyên nhân chủ yếu do bé đeo cặp sách quá nặng và sinh hoạt sai tư thế
4. Nhận biết dấu hiệu cột sống bị cong vẹo
Khi bị vẹo cột sống, người bệnh sẽ có các dấu hiệu bất thường như sau:
Khi tình trạng cong vẹo cột sống trở nên nghiêm trọng, người bệnh có thể gặp các triệu chứng khác kèm theo như:
5. Những tác hại khôn lường do bệnh lý này gây ra
Vẹo cột sống gây ra rất nhiều hệ quả khôn lường cho người bệnh như:
5.1. Tổn thương phổi và tim
Trong trường hợp cong vẹo cột sống nghiêm trọng, khung xương sườn có thể đè lên phổi và tim. Lúc này, nếu lồng ngực ép vào phổi, người bệnh có thể thấy khó thở hơn bình thường. Trong khi đó, nếu lồng ngực ép vào tim sẽ cản trở việc bơm máu. Do đó, suy tim và các vấn đề về phổi (ví dụ như viêm phổi) là những biến chứng nghiêm trọng phổ biến của chứng vẹo cột sống.
5.2. Tự ti
Khi cong vẹo cột sống trở nên nghiêm trọng, tình trạng này có thể gây ra những thay đổi dễ nhận biết như vai không đồng đều, xương sườn nổi rõ, thắt lưng và thân mình bị lệch sang một bên. Vì thế, những người bị cong vẹo cột sống, đặc biệt là những người trẻ tuổi thường rất tự ti về ngoại hình của mình.
5.3. Dễ bị đau lưng khi lớn tuổi
Những người bị cong vẹo cột sống khi còn nhỏ có nhiều khả năng bị đau lưng mãn tính khi lớn tuổi. Điều này gây ra rất nhiều vấn đề khó chịu và ảnh hưởng không ít đến chất lượng sống của người bệnh.
6. Các biện pháp chẩn đoán vẹo cột sống
Khi xuất hiện các dấu hiệu vẹo cột sống, người bệnh không nên tự ý điều trị tại nhà. Thay vào đó, người bệnh nên đến các địa chỉ chuyên khoa cơ xương khớp để kiểm tra, từ đó xác định đúng nguyên nhân và có giải pháp khắc phục tình trạng phù hợp.
Khi đến kiểm tra vẹo cột sống, bác sĩ sẽ thực hiện một số xét nghiệm để chẩn đoán như:
6.1. Khám tổng quát
Đầu tiên, bác sĩ sẽ quan sát lưng của người bệnh khi đứng thẳng để kiểm tra cột sống, vai và vùng eo của người bệnh có cân xứng hay không. Tiếp theo, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh cúi người về phía trước để kiểm tra độ cong ở lưng trên và lưng dưới.
6.2. Xét nghiệm hình ảnh
Các xét nghiệm hình ảnh mà bác sĩ có thể chỉ định thực hiện để tìm nguyên nhân và mức độ của chứng vẹo cột sống bao gồm:
Chụp X-quang: Khi thực hiện kiểm tra này, một lượng nhỏ bức xạ được sử dụng để tạo ra hình ảnh cột sống của người bệnh.
Chụp cộng hưởng từ MRI: Xét nghiệm này sử dụng sóng vô tuyến và từ tính để có được hình ảnh chi tiết về xương và mô xung quanh chúng.
Chụp cắt lớp vi tính CT: Trong quá trình kiểm tra này, tia X được chụp ở nhiều góc độ khác nhau để có được hình ảnh 3D của cơ thể.
Xét nghiệm hình ảnh giúp bác sĩ chẩn đoán tình trạng cong vẹo cột sống tốt hơn
7. Phương pháp điều trị vẹo cột sống hiệu quả
Để chữa vẹo cột sống, người bệnh có thể áp dụng rất nhiều cách. Tuy nhiên, tùy thuộc vào mức độ cong vẹo cột sống, bác sĩ sẽ đề ra hướng điều trị phù hợp.
7.1. Đeo đai chỉnh cột sống
Đai lưng là dụng cụ giúp hỗ trợ điều trị cong vẹo cột sống. Nó có tác dụng giúp ổn định cột sống, điều chỉnh tư thế, hạn chế sự phát sinh của các cơn đau (nhất là trong mỗi lần vận động). Tuy nhiên để nhận thấy được hiệu quả, người bệnh cần kiên trì đeo đai chỉnh trong suốt một thời gian dài.
7.2. Bài tập hỗ trợ cải thiện vẹo cột sống
Các bài tập chữa vẹo cột sống phù hợp có thể hỗ trợ rất tốt cho người bệnh. Để biết mình có thể thực hiện các bài tập nào, bệnh nhân cần được thăm khám và tư vấn kỹ càng từ bác sĩ. Đối với những người bị vẹo cột sống ngực, bài tập nên tác động đến vai. Trường hợp bị vẹo cột sống thắt lưng, các động tác nên tập trung vào phần lưng dưới. Hiệu quả của việc luyện tập phụ thuộc vào tính kiên trì đều đặn và thực hiện đúng động tác.
7.3. Cách chữa vẹo cột sống bằng phẫu thuật
Phẫu thuật là lựa chọn của nhiều bệnh nhân với mong muốn sớm cải thiện đường cong cột sống. Tuy nhiên, theo ý kiến của các bác sĩ Phúc An, phẫu thuật chỉ là giải pháp cuối cùng khi mức độ vẹo cột sống của bệnh nhân quá nặng và các phương pháp bảo tồn không còn tác dụng. Đặc biệt với các bệnh nhi nhỏ tuổi, phẫu thuật tiềm ẩn khá nhiều rủi ro vì có thể gây sốc thuốc, hôn mê, liệt do tổn thương hệ thần kinh…
7.4. Vật lý trị liệu hỗ trợ điều trị
Phương pháp này bao gồm nhiều bài tập được thiết kế riêng cho bệnh nhân, nhằm khôi phục độ cong của cột sống, đồng thời giúp giảm đau rõ rệt. Đặc biệt với thiết bị trị liệu vận động cột sống chuyên dụng tại phòng khám Phúc An trong thời gian gần đây, người bệnh đã nhanh khôi phục tư thế thẳng tự nhiên của lưng, nâng tầm vận động rõ rệt.
Quý bệnh nhân có thể liên hệ với phòng khám Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng Phúc An để được tư vấn các bài tập vật lý trị liệu dành riêng cho chứng vẹo cột sống.
8. Cách phòng ngừa cong vẹo cột sống ở người lớn và trẻ nhỏ
Để phòng ngừa cong vẹo cột sống, bạn có thể áp dụng một số cách sau:
Trên đây là những điều cần biết về cong vẹo cột sống. Tình trạng này không chỉ gây mất thẩm mỹ về ngoại hình mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng sống về lâu dài. Vì thế, khi phát hiện dấu hiệu bị vẹo cột sống, bạn nên đến các cơ sở y tế khoa xương khớp để được kiểm tra và điều trị càng sớm càng tốt.