Hội chứng ống cổ tay là gì? Có nguy hiểm không và cách điều trị?
Hội chứng ống cổ tay (hay còn gọi hội chứng đường hầm cổ tay) là một tình trạng khá phổ biến, có thể xảy ra ở bất kỳ ai. Giai đoạn đầu người bệnh thường bị đau, tê, ngứa ran ở bàn tay hay ngón tay, làm ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc. Tuy nhiên, nhiều người lại chủ quan không thăm khám và điều trị kịp thời khiến bệnh trở nặng, gây teo cơ, giảm chức năng và vận động bàn tay.
1. Hội chứng ống cổ tay là gì?
Về giải phẫu học, ống cổ tay là một khoang rỗng được bao quanh bởi mạc giữ gân gấp, xương và dây chằng. Trong đó, chạy dọc ống cổ tay là dây thần kinh giữa, điều khiển cảm nhận và vận động các cơ ở tay.
Hội chứng ống cổ tay là tình trạng dây thần kinh giữa bị chèn ép trong ống cổ tay, biểu hiện bằng cơn đau nhức, tê ran và ngứa ngón trỏ, ngón giữa và ngón áp út, có thể lan dần lên cẳng tay về phía vai kèm theo cơn đau cơ, chuột rút.
Sự chèn ép của dây thần kinh giữa trong ống cổ tay có thể gây ra cơn đau, tê bì hay loạn cảm các ngón tay
2. Các triệu chứng của hội chứng ống cổ tay
Các dấu hiệu của hội chứng ống cổ tay thường khó nhận biết do chúng khởi phát chậm mà không có chấn thương cụ thể nào xảy ra trước đó. Đôi khi, triệu chứng xuất hiện vào ban đêm khi người bệnh ngủ với cổ tay bị cong, gây áp lực lên dây thần kinh giữa.
Một số triệu chứng phổ biến có thể kể đến như:
Khi nào nên đến gặp bác sĩ?
Trường hợp nhận thấy các dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng ống cổ tay không thuyên giảm, thậm chí là gây cản trở các hoạt động bình thường và giấc ngủ, bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Nếu để lâu, tổn thương cơ, thần kinh bàn tay vĩnh viễn có thể xảy ra và khó điều trị hơn.
3. Nguyên nhân gây hội chứng ống cổ tay
Hầu hết, các trường hợp hội chứng ống cổ tay đều không xác định rõ nguyên nhân. Tình trạng này là hệ quả của nhiều yếu tố khác nhau gây chèn ép lên dây thần kinh giữa, cụ thể:
phụ nữ có xu hướng mắc hội chứng ống cổ tay cao gấp 3 lần nam giới, do khu vực ống cổ tay ở nữ tương đối nhỏ
4. Ai có nguy cơ cao bị hội chứng ống cổ tay
Những người làm các công việc thường xuyên sử dụng bàn tay và lặp lại một động tác trong thời gian dài là đối tượng có nguy cơ cao mắc hội chứng ống cổ tay, bao gồm:
5. Hội chứng ống cổ tay có nguy hiểm không?
Nhìn chung, hội chứng ống cổ tay có thể diễn ra ở mức độ nhẹ và nặng. Lúc đầu, triệu chứng đau xuất hiện và chấm dứt sau vài ngày, sau đó bạn có thể vận động bình thường. Tuy nhiên, khi bệnh tiến triển nặng, cơn đau trở nên dữ dội và liên tục, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống.
Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, tình trạng chèn ép thần kinh giữa kéo dài, có thể khiến người bệnh gặp phải các biến chứng của hội chứng ống cổ tay như: Hẹp ống cổ tay, đau, tê, giảm hoặc mất cảm giác vùng da tay thuộc chi phối của thần kinh giữa, thậm chí có thể gây teo cơ (liệt cơ vùng mô cái), giảm chức năng vận động bàn tay.
6. Hội chứng ống cổ tay được chẩn đoán như thế nào?
Để chẩn đoán hội chứng ống cổ tay, bác sĩ sẽ tiến hành một số kiểm tra, bao gồm:
7. Các cách điều trị bệnh hội chứng ống cổ tay
Dưới đây là các cách điều trị hội chứng ống cổ tay được áp dụng phổ biến hiện nay:
7.1. Nẹp giữ cố định cổ tay
Nẹp sẽ giúp giữ cổ tay ở tư thế thẳng hoặc trung tính, làm giảm áp lực lên dây thần kinh trong ống cổ tay. Bạn có thể đeo nẹp trong khi ngủ để vừa giúp cổ tay không bị gập, vừa cải thiện triệu chứng tê và đau tay do bệnh gây ra.
Đeo nẹp trong lúc làm việc giúp giữ cổ tay ở vị trí song song với bàn phím
7.2. Uống các thuốc giảm đau, chống viêm
Một số loại thuốc có thể được chỉ định để giúp giảm đau ống cổ tay trong thời gian ngắn như paracetamol hoặc ibuprofen. Khi sử dụng thuốc cần lưu ý tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa bởi tự ý mua hay sử dụng thuốc quá liều lượng có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ nguy hiểm cho sức khỏe.
7.3. Phẫu thuật
Phẫu thuật là phương pháp điều trị hội chứng ống cổ tay được áp dụng khi tình trạng quá nặng, sau khi đã sử dụng thuốc hoặc các phương pháp khác một thời gian dài mà không mang lại hiệu quả, hoặc đã có dấu hiệu teo cơ. Bác sĩ sẽ thực hiện cắt bỏ dây chằng ngang ống cổ tay nhằm làm tăng kích thước không gian, giải phóng áp lực chèn ép lên các dây thần kinh và gân gấp.
Trong quá trình thực hiện, người bệnh được gây tê tại vị trí cổ tay hoặc toàn thân nên có nguy cơ phản ứng với thuốc như dị ứng, sốc phản vệ.
Bên cạnh đó, một số biến chứng sau mổ hội chứng ống cổ tay có thể xảy ra bao gồm:
7.4. Vật lý trị liệu hội chứng ống cổ tay
Các liệu pháp vật lý trị liệu như: siêu âm trị liệu, châm cứu, sáp parafin, xung điện, trị liệu thần kinh… có thể hỗ trợ giảm đau hiệu quả, đồng thời tăng cường sức mạnh các cơ trong lòng bàn tay. Từ đó, hỗ trợ khôi phục khả năng vận động cho người bệnh.
Tùy vào tình trạng ống cổ tay và sức khỏe của mỗi người, liệu trình vật lý trị liệu sẽ có sự khác nhau. Vì vậy, để phục hồi chức năng đạt hiệu quả cao và tránh gây ra các tổn thương khác, người bệnh nên tập đúng liệu trình vật lý trị liệu được bác sĩ hướng dẫn.
8. Phòng ngừa tái phát hội chứng ống cổ tay
Bên cạnh áp dụng các biện pháp điều trị trên, bạn cần phải biết rằng, dù là đã phẫu thuật nhưng hội chứng này vẫn có thể tái phát nếu không có biện pháp phòng tránh hiệu quả. Do đó, để giảm thiểu căng thẳng cho bàn tay và cổ tay, hạn chế cơn đau tái phát, bạn cần chú ý các điều sau:
Hy vọng những thông tin chia sẻ về hội chứng ống cổ tay trên đây thực sự hữu ích với bạn. Khi phát hiện bản thân có dấu hiệu tê, ngứa, đau nhức cổ tay và bàn tay bất thường, hãy đi khám ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời nhé!