LIỆT MẶT (LIỆT DÂY THẦN KINH SỐ VII, LIỆT BELL) CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
Liệt mặt là một căn bệnh về thần kinh ngoại biên thường gặp. Việc phát hiện sớm các triệu chứng của bệnh có thể giúp ích nhiều cho việc phòng ngừa các di chứng nặng ảnh hưởng đến ngoại hình và sức khỏe lâu dài của người bệnh.
Liệt mặt là bệnh gì?
Liệt mặt hay còn gọi là liệt dây thần kinh số 7, liệt Bell, là một bệnh thần kinh ngoại biên không rõ nguyên nhân. Đây là tình trạng một bên cơ mặt trở nên yếu hoặc chảy xệ xuống do dây thần kinh điều khiển cho cơ mặt bị tổn thương hoặc mất chức năng. Hầu hết bệnh nhân liệt mặt có thể hồi phục hoàn toàn, nhưng cũng có một số người phải mang di chứng suốt cuộc đời. Liệt mặt hai bên rất hiếm gặp với tỷ lệ chỉ 0,3-2% các bệnh liệt trên khuôn mặt.
Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây bệnh liệt mặt
Căn nguyên của bệnh liệt mặt hiện vẫn chưa được xác định cụ thể, song thiếu máu cục bộ mạch máu, mắc bệnh tự miễn hoặc nhiễm virus, đặc biệt là nhóm virus herpes tiềm ẩn (herpes simplex, herpes zoster) được coi là nguyên nhân phổ biến.
Các vi rút có liên quan đến bệnh liệt Bell bao gồm các vi rút gây ra:
Bệnh cạnh đó, di truyền, nhổ răng cũng được coi là yếu tố nguy cơ gây ra bệnh liệt mặt. Ngoài ra, còn có các yếu tố khác như:
Biểu hiện của bệnh liệt mặt
Dây thần kinh mặt không chỉ chi phối các các cơ vận động vùng mặt hàm, mà còn chi phối các cơ hoạt động không tự chủ bên trong của tuyến lệ, tuyến dưới hàm, cảm giác đến một phần của tai và vị giác cho 2/3 phía trước của lưỡi. Vì vậy, khi bị liệt mặt, tất cả các bộ phận liên quan đến các sợi thần kinh này đều bị ảnh hưởng và có thể xuất hiện các dấu hiệu bao gồm:
Các dấu hiệu thường gặp của liệt mặt
Phương pháp chẩn đoán bệnh liệt mặt
Bệnh liệt mặt được chẩn đoán dựa trên:
1. Biểu hiện lâm sàng
2. Hình ảnh học
Hình ảnh không được khuyến khích trong ban đầu để đánh giá bệnh liệt Bell, trừ khi có các triệu chứng như: liệt nửa người đối bên, chóng mặt, kèm đi loạng choạng và mất phối hợp động tác chi, hay các trường hợp liệt mặt do khối u gây ra (ví dụ, u thần kinh mặt, u cholesteatoma, u mạch máu, u màng não), liệt mặt tiến triển tăng dần. Thông thường, các trường hợp trên được khuyến cáo chụp cộng hưởng từ (MRI).
3. Đo điện thần kinh – cơ ( EMG)
EMG thường được chỉ định trong liệt dây thần kinh mặt, nó có thể giúp đánh giá mức độ tổn thương thần kinh và phục hồi, được thực hiện ít nhất 1 tuần sau khởi phát triệu chứng để tránh kết quả âm tính giả.
4. Xét nghiệm
Tổng phân tích tế bào máu để xác định tình trạng nhiễm trùng hoặc rối loạn tăng sinh bạch cầu huyết.
5. Kháng thể huyết thanh đối với herpes zoster
Phân tích dịch não tủy chỉ định khi liệt mặt hai bên trong bệnh cảnh viêm đa rễ dây thần kinh hủy myelin cấp tính (còn gọi là hội chứng Guillain-Barré).
Phương pháp điều trị bệnh liệt mặt
Các mục tiêu chính của việc điều trị bệnh liệt mặt là tăng tốc độ phục hồi, giúp phục hồi hoàn toàn, ngăn ngừa các biến chứng giác mạc và các di chứng khác, đồng thời ức chế sự nhân lên của virus. Tuỳ vào mức độ bệnh và nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định một hoặc kết hợp nhiều phương pháp điều trị cho bệnh nhân.
Các di chứng của bệnh liệt mặt
Di chứng lâu dài của bệnh liệt dây thần kinh mặt có thể là tình trạng suy yếu cơ mặt kéo dài, co cứng cơ mặt, rối loạn vận động, giảm tiết nước mắt, chảy nước mắt cá sấu, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tâm lý xã hội của người bệnh. Mặc dù liệt mặt có thể phục hồi trong vòng 6 tháng song nếu không được quan tâm và điều trị đúng cách, người bệnh có thể phải mang các di chứng suốt đời
Các biện pháp phòng ngừa bệnh liệt mặt
Để phòng ngừa bệnh liệt mặt, người dân nên có một lối sống, sinh hoạt lành mạnh như vận động, tập thể dục hàng ngày, không uống rượu, bia, không thức khuya, tránh gió lạnh; phòng ngừa cảm cúm và các loại virus gây bệnh; nâng cao sức đề kháng để chống lại các bệnh là yếu tố, nguy cơ gây liệt mặt như đái tháo đường, tai mũi họng, u não, u hệ thần kinh trung ương…
Một số câu hỏi thường gặp về bệnh liệt mặt
1. Bệnh liệt mặt có nguy hiểm không?
Bệnh liệt mặt không gây chết người nên không nguy hiểm như bệnh đột quỵ, song bệnh này có thể để lại các di chứng ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe và tâm lý xã hội lâu dài cho người bệnh.
2. Bệnh liệt mặt có chữa được không?
Bệnh liệt mặt có thể chữa khỏi hoàn toàn trong khoảng 6 tháng nếu đến trước 72 giờ đầu sau khi khởi phát bệnh, song điều này còn tùy thuộc và tình trạng bệnh, sức khỏe của người bệnh và mức độ tổn thương nguyên nhân.
3. Trẻ em có bị liệt mặt không?
Bệnh liệt mặt có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, tuy nhiên bệnh hiếm gặp ở trẻ dưới 2 tuổi.
4. Liệt mặt có phải là một dấu hiệu của bệnh đột quỵ không?
Liệt mặt và đột quỵ đều có các biểu hiện giống nhau như khó khép miệng, khó khép mắt, méo một bên mặt, song bệnh liệt mặt không phải là một dấu hiệu của bệnh đột quỵ. Vì đột quỵ kèm yếu liệt nửa người.
5. Châm cứu có chữa được bệnh liệt mặt không?
Phương pháp châm cứu từ xưa đến nay được ứng dụng phổ biến trong việc điều trị phục hồi dây thần kinh mặt. Tuy nhiên, phương pháp này cần làm đúng cách và được thực hiện bởi các chuyên gia giàu kinh nghiệm. Người bệnh không nên điều trị bằng phương pháp châm cứu tùy tiện tại các cơ sở châm cứu chưa được kiểm chứng nhằm tránh các rủi ro khó lường, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Bệnh liệt mặt có cơ hội phục hồi tốt nhất nếu được điều trị sớm trong vòng 3 tháng sau khi bệnh khởi phát. Nếu điều trị muộn sau 6 tháng bệnh khởi phát thì khả năng phục hồi sẽ chậm hơn hoặc có thể không thể phục hồi cơ mặt hoàn toàn. Do đó, việc đến bệnh viện thăm khám ngay khi xuất hiện các dấu hiệu đáng ngờ có ý nghĩa lớn trong việc điều trị bệnh.
Điều trị liệt VII ngoại biên tại phòng khám Phúc An sẽ như thế nào?
Chúng tôi tự hào là đơn vị điều trị liệt VII ngoại biên uy tín hiện nay, kết hợp giữa Y Học Cổ Truyền và Vật Lý Trị Liệu. Các liệu pháp châm cứu, xoa bóp, kích thích cơ, các bài tập vật lý trị liệu… Được thực hiện bởi các chuyên viên giàu kinh nghiệm, giúp phục hồi cơ và các dây thần kinh mặt một cách nhanh chóng.
Nếu bạn hoặc người thân đang cảm thấy có những dấu hiện bất thường thì hãy đi khám và điều trị sớm nhé, tránh bỏ lỡ thời gian vàng và những biến chứng không mong muốn.