Tê tay chân là bệnh gì, có nguy hiểm không?
Tê bì chân tay là biểu hiện cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm tiềm ẩn, có thể đe dọa đến sức khỏe của người bệnh. Thời gian đầu, bệnh không có nhiều biểu hiện đáng chú ý, dễ khiến nhiều người chủ quan và bỏ lỡ thời điểm điều trị tốt nhất. Vậy, tê tay chân là bệnh gì? Chúng ta cần làm gì để nhận biết và điều trị bệnh ngay từ sớm? Theo dõi tiếp bài viết dưới đây nhé!
1. Triệu chứng tê bì tay chân biểu hiện thế nào?
Tê bì tay chân là tình trạng mất cảm giác một phần hoặc toàn phần ở chân hoặc tay, do dây thần kinh gặp vấn đề khi truyền thông tin đến não. Người hay bị tê chân tay thường có những biểu hiện như:
Hiện tượng tê bì bàn tay hoặc ngón tay có thể xảy ra sau khi lao động, làm việc quá sức hoặc ngồi yên một chỗ quá lâu.
2. Tê tay chân là bệnh lý gì?
Đôi lúc, tê bì chân tay là tín hiệu cảnh báo cơ thể đang gặp phải một trong số những bệnh lý nguy hiểm dưới đây:
Thoái hóa cột sống: Theo tuổi tác, các đốt sống trở nên yếu và bào mòn. Cơ thể vì vậy tạo và tích tụ canxi để khắc phục tình trạng này, nhưng điều đó lại vô tình gây nên gai xương chèn ép rễ thần kinh gây đau nhức và tê ngứa ở tay chân.
Thoát vị đĩa đệm: Tương tự như gai xương, đĩa đệm khi trượt khỏi vị trí ban đầu cũng sẽ chèn ép vào các mô mềm và các dây thần kinh xung quanh, từ đó dẫn đến đau nhức, tê ngứa chân tay.
Thoái hóa khớp: Đây là tình trạng sụn khớp bị bào mòn, các đoạn xương có thể lệch khỏi vị trí vốn có do khớp mất khả năng kết nối, từ đó gây tổn thương các mô và rễ thần kinh xung quanh, làm cho tay chân bị tê.
Hẹp ống sống: Thoái hoá cột sống hay thoái vị đĩa đệm nặng có thể chèn ép vào ống sống, làm hẹp ống sống, ảnh hưởng đến xúc cảm ở tay chân. Nếu tình trạng hẹp ống sống không sớm được can thiệp, nguy cơ tắc nghẽn lưu lượng máu và dẫn truyền thần kinh đến tứ chi rất dễ xảy ra, gây tê mỏi chân tay.
Viêm đa khớp dạng thấp: Các khớp ở tay và chân khi bị viêm nhiễm, sưng tấy dễ dẫn đến bệnh tê bì chân tay, đặc biệt là những người hay ngồi hoặc đứng quá lâu.
Đa xơ cứng: Bệnh này là rối loạn tự miễn, có tác động trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương, gây hại đến màng bọc Myelin và làm cho người bệnh bị tê tay chân.
Hội chứng ống cổ tay: Các dây thần kinh đi qua cổ tay bị chèn ép do các gân bị sưng lên, khiến cho cảm giác ở các ngón tay bị suy giảm và hạn chế các cử động, lâu dần dẫn đến tê bì tay.
Viêm đa rễ thần kinh: Đây là bệnh do tổn thương hệ thần kinh ngoại biên, gây nên rối loạn cảm giác và cản trở khả năng vận động của người bệnh. Theo thời gian, bệnh có thể gây ra tê bì tay chân.
Xơ vữa động mạch: Bệnh xơ vữa động mạch khiến cho lòng động mạch bị thu hẹp, dẫn đến dây thần kinh bị chèn ép và khiến người bệnh bị tê tay chân.
Tê mỏi chân tay còn xuất phát từ bệnh tiểu đường, khối u phát triển bất thường, động mạch ngoại biên làm nghẽn lưu thông máu ở người lớn tuổi.
3. Tê bì chân tay do nguyên nhân khác
Ngoài nguyên nhân bệnh lý, một số trường hợp tê nhức tay chân là do yếu tố nguy cơ sau:
4. Bệnh có nguy hiểm không? Khi nào cần gặp bác sĩ?
Thời gian đầu, cảm giác tê bì, ngứa ran ở chân tay không quá nghiêm trọng nên người bệnh có khuynh hướng xem nhẹ, thậm chí bỏ qua không đi khám với bác sĩ. Về lâu dài, triệu chứng trở nên nặng hơn, gây ra hàng loạt biến chứng khôn lường cho sức khỏe cũng như cuộc sống, cụ thể:
Tê tay chân nếu không được khắc phục sớm có thể dẫn đến thoái hóa, teo cơ và nguy hiểm nhất là bại liệt, khiến người bệnh mất khả năng vận động.
Do đó, nếu người bệnh vừa tê bì chân tay vừa có thêm các triệu chứng sau đây thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và có phương hướng chữa trị thích hợp:
5. Phương pháp chẩn đoán chứng tê bì chân tay
Để chẩn đoán đúng nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ thường sẽ làm theo quy trình sau:
Tìm hiểu bệnh sử: Bác sĩ sẽ hỏi người bệnh về các triệu chứng gặp phải, thời gian bị tê mỏi tay chân và có gặp phải chấn thương hay bệnh lý nào không.
Khám tổng quát: Sau đó bác sĩ tiến hành kiểm tra chức năng thần kinh, gồm kiểm tra phản xạ, sức mạnh cơ bắp, chức năng cảm giác để xác định mức độ tê bì tay chân và vị trí bị tê bì.
Chẩn đoán lâm sàng: Để chẩn đoán chính xác hơn, bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm cần thiết như chụp MRI, chụp CT và xét nghiệm máu.
6. Các phương pháp điều trị tê tay chân
Tay chân bị tê có thể được điều trị bằng những phương pháp sau:
6.1. Dùng thuốc giảm đau
Để cải thiện tê bì, nhức buốt ở chân tay, bác sĩ có thể cho người bệnh sử dụng các loại thuốc giảm đau như:
Mặc dù cải thiện tê buốt nhanh chóng, song người bệnh không được tự ý dùng các loại thuốc giảm đau khi chưa có hướng dẫn từ bác sĩ. Nếu lạm dụng thuốc, hàng loạt biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, bao gồm: suy gan, suy thận, viêm loét dạ dày, loãng xương, teo cơ, tăng huyết áp, hạ kali trong máu, tăng cân, đục thủy tinh thể hoặc hoại tử xương vô mạch.
6.2. Chườm nóng/lạnh
Hãy chườm lạnh cho tay chân bằng túi gel hoặc đá bọc trong khăn khoảng 15 phút. Lúc này, nhiệt lạnh giúp co mạch, cải thiện tê buốt và đau nhức hiệu quả.
Ngoài chườm lạnh, bạn có thể xen kẽ chườm nóng. Đây là liệu pháp nhiệt có tác dụng giãn cơ và dây chằng, thúc đẩy lưu thông máu, từ đó giảm tê chân tay nhanh chóng. Người bệnh chỉ cần dùng chai nước ấm khoảng 60 độ, hoặc dùng đệm nóng áp lên khu vực bị tê ngứa khoảng 20 phút là được.
6.3. Sinh hoạt lành mạnh
Người bệnh nên chủ động thay đổi thói quen sinh hoạt thiếu khoa học, hướng đến lối sống lành mạnh để cải thiện tình trạng tê bì chân tay:
6.4. Điều trị bệnh lý gây ra triệu chứng
Tùy vào bệnh lý gây tê tay chân, bác sĩ sẽ chỉ định một số phương pháp điều trị kết hợp:
Ngày nay, Y HỌC CỔ TRUYỀN, VẬT LÝ TRỊ LIỆU & PHỤC HỒI CHỨC NĂNG được xem là lựa chọn tối ưu nhất của người bệnh tê bì chân tay. Với đặc điểm điều trị KHÔNG DÙNG THUỐC – KHÔNG PHẪU THUẬT – CHI PHÍ THẤP. Giúp giải phóng chèn ép rễ thần kinh, thúc đẩy khả năng hồi phục tổn thương từ đó khắc phục tê buốt chân tay với hiệu quả tận gốc.
Phòng khám Phúc An tự hào là đơn vị uy tín trong điều trị tê chân tay do bệnh lý cơ xương khớp. Nhờ đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, chuyên môn cao cùng cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại mà người bệnh sẽ được chăm sóc thật tốt để sớm hồi phục sức khỏe.
7. Một số biện pháp phòng ngừa tê bì chân tay
Nhằm phòng ngừa hiện tượng tê chân tay, bạn nên làm những điều sau:
Bản chất tê bì chân tay không quá nguy hiểm, nhưng đôi khi nó lại là dấu hiệu cảnh báo về một hoặc nhiều vấn đề sức khỏe phức tạp hơn. Nếu bạn hoặc người thân cảm thấy tê bì chân tay bất thường, hãy theo dõi trong một thời gian, nếu triệu chứng ngày càng nặng hơn thì hãy đi khám để được tư vấn và chữa trị sớm nhé!